Danh sách các cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam

Danh sách các cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam

06/07/220

Cửa khẩu là một khái niệm quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt đối với những người làm việc trong lĩnh vực Logistics. Chúng ta hãy tìm hiểu có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam và có những loại nào nhé!

Một số khái niệm về cửa khẩu

Cửa khẩu được xem là cửa ngõ của một quốc gia, là địa điểm diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới đối với người, hàng hóa và các tài sản khác.

Cửa khẩu quốc tế

Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu cho phép sự xuất – nhập cảnh của công dân một nước thứ 3 bất kì đến từ bên ngoài lãnh thổ và đi qua lãnh thổ đó. Trong trường hợp này, cửa khẩu quốc tế chỉ đúng với các cửa khẩu hàng không và cảng biển. Còn đối với trường hợp cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu đường bộ, các cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế chỉ khi có sự xuất – nhập cảnh cho công dân của một nước thứ 3.

Cửa khẩu quốc gia

Là loại cửa khẩu nằm trên đường biên giới 2 nước giáp với nhau, là cửa ngõ cho người dân 2 quốc gia giao thương, đi lại. Và dĩ nhiên, người dân có quốc tịch của nước thứ 3 sẽ không được phép qua cửa khẩu này.

Cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam

Cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam

Các loại cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam

Cửa khẩu quốc tế đường bộ

26 cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam chạy dọc biên giới đường bộ trên đất liền kéo dài từ Bắc xuống Nam giáp với 3 quốc gia láng giềng gồm Trung Quốc, Lào, Campuchia lần lượt là:

Miền Bắc:

  • Móng Cái (Quảng Ninh);
  • Hữu Nghị (Lạng Sơn);
  • Tà Lùng (Cao Bằng);
  • Lào Cai (Lào Cai);
  • Thanh Thủy (Hà Giang);
  • Tây Trang (Điện Biên);
  • Chiềng Khương (Sơn La);
  • Lóng Sập (Sơn La);
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Miền Trung:

  • Na Mèo (Thanh Hóa);
  • Nậm Cấn (Nghệ An);
  • Cầu Treo (Hà Tĩnh);
  • Cha Lo (Quảng Bình);
  • Lao Bảo (Quảng Trị);
  • La Lay (Quảng Trị);
  • Bờ Y (Kon Tum);
  • Lệ Thanh (Gia Lai);
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo

Miền nam:

  • Hoa Lư (Bình Phước);
  • Xa Mát (Tây Ninh);
  • Mộc Bài (Tây Ninh);
  • Bình Hiệp (Long An);
  • Dinh Bà (Đồng Tháp);
  • Thường Phước (Đồng Tháp);
  • Vĩnh Xương (An Giang);
  • Tịnh Biên (An Giang);
  • Hà Tiên (Kiên Giang);

Cửa khẩu quốc tế đường hàng không

  • Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh);
  • Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội);
  • Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng);
  • Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phòng);
  • Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế);
  • Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hoà);
  • Cảng hàng không quốc tế Trà Nóc (Cần Thơ);
  • Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang);
Cảng hàng không quốc tế Mộc Bài

Cảng hàng không quốc tế Mộc Bài

Cửa khẩu quốc tế đường biển

  • Cảng Cái Lân (Quảng Ninh);
  • Cảng Hải Phòng (Hải Phòng);
  • Cảng Nghi Sơn (Thanh Hoá);
  • Cảng Cửa Lò (Nghệ An);
  • Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh);
  • Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế);
  • Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng);
  • Cảng Kỳ Hà (Quảng Nam);
  • Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi);
  • Cảng Quy Nhơn (Bình Định);
  • Cảng Ba Ngòi (Khánh Hoà);
  • Cảng Nha Trang (Khánh Hoà);
  • Cảng Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu);
  • Cảng Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu);
  • Cảng Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh);
  • Cảng Cần Thơ (Cần Thơ);
  • Cảng An Thới (Phú quốc, Kiên Giang);
  • Cửa khẩu quốc tế đường sắt
  • Đồng Đăng (Lạng Sơn);
  • Lào Cai (Trung Quốc).
Cảng Hải Phòng

Cảng Hải Phòng

Tầm quan trọng của các cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam

Cửa khẩu không chỉ có tầm vai trò chiến lược đối với mỗi quốc gia mà còn là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của khu vực dân cư sinh sống nơi đó. Ta có thể nhận thấy rằng hầu hết những nơi có cửa khẩu đều có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều so với trước đó.

Trừ những cửa khẩu quốc tế hàng không, hầu hết những cửa khẩu đường bộ và đường sắt đều nằm ở những khu vực biên giới xa xôi, đa phần là vùng núi khó khăn hiểm trở. Với vị trí cách xa đồng bằng, địa hình không bằng phẳng, sự phát triển kinh tế ở những vùng này trước kia rất khó khăn, chủ yếu người dân kiếm sống bằng trồng trọt, chăn nuôi.

Tuy nhiên, việc cửa khẩu được hình thành đã tạo nên sự kết nối giữa các cùng kinh tế gần biên giới giữa hai nước láng giềng. Hàng hóa được lưu thông, buôn bán tấp nập từ các vùng khác nhau đổ về, tạo điều kiện kinh tế vùng phát triển đáng kể, giúp nền kinh tế khu vực dần chuyển dịch từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ văn hóa, xã hội khu vực ngày càng được nâng cao.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam. Hi vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích cho bản thân! Nếu bạn đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đi Lào, Vận tải Lào Việt sẽ là nơi đáng tin cậy để bạn gửi gắm. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

CÔNG TY VẬN TẢI LÀO VIỆT 

Địa chỉ tại Hà Nội: Đường Liên Ninh, KCN Ngọc Hồi, Liên Ninh, Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Địa chỉ tại TPHCM: Số 2A quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hào B, Q. Bình Tân. TPHCM.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Lô 888, Đường Phạm Duy Tốn, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

Zalo/ĐT nhân viên báo giá: 0931277286 (Ms.Thanh)

Fanpage Facebook: Vận Tải Lào Việt


0946377386
Liên hệ