CIF LÀ GÌ? SO SÁNH CIF VÀ CIP

CIF LÀ GÌ? SO SÁNH CIF VÀ CIP

17/08/220

CIF là gì? Đây là câu hỏi sẽ không khó đối với nhiều người có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải. Tuy nhiên, đối với nhiều người không thuộc ngành này hay mới vào ngành thì có lẽ vẫn còn mơ hồ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến CIF.

CIF là gì?

CIF là gì? CIF là một điều kiện trong Incoterms, trong cụm Cost, Insurance, Frieght, có nghĩa là Tiền hàng, Bảo hiểm, Cước phí. Đây là điều kiện giao hàng quốc tế, chỉ được áp dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa. Theo đó, điều kiện này quy định người bán nhận trách nhiệm vận chuyển hàng hóa lên tàu. Có thể hiểu rằng điểm chuyển giao rủi ro của người bán sang người mua là khi hàng hóa đã nằm sẵn sàng trên boong tàu. Tuy nhiên, người bán phải có trách nhiệm kí hợp đồng thuê tàu và trả cước phí vận chuyển hàng hóa đến cảng đến.

Bên cạnh đó, CIF còn ràng buộc người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng vận chuyển để giảm thiểu rủi ro mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Trong các phiên bản Incoterm 2010 trở về trước, người bán có thể mua bảo hiểm ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, trong lần sửa đổi Incoterm 2020 mới nhất, người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm ở mức tối đa. Và đồng nghĩa với đó, quyền lợi của người mua tăng lên và người bán phải bỏ ra chi phí nhiều hơn cho khoản mua bảo hiểm.

Đọc thêm: Incoterms 2020 có gì khác với Incoterms 2010?

CIF là gì

CIF là gì?

Điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa

Trách nhiệm từ người bán chuyển sang người mua khi đã hoàn tất việc giao hàng lên tàu, hàng hóa đã nằm sẵn sàng lên tàu ở cảng thuộc nước người bán. Chi phí bốc hàng và vận chuyển tới cảng đến do người bán chịu. Tuy nhiên, chi phí từ khi dỡ hàng xuống tàu do người mua chịu.

Lưu ý khi sử dụng CIF

Điều kiện CIF sẽ không phù hợp cho hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển trước khi lên tàu. Ví dụ như hàng Container, người bán sẽ vận chuyển Container đến bãi Container trước. Vì vậy trong trường hợp này, điều kiện CIP nên được sử dụng.

CIF yêu cầu người bán khai báo hải quan xuất khẩu (nếu có). Tuy nhiên người bán không có trách nhiệm khai báo hải quan nhập khẩu, trả bất cứ phí gì hay thủ tục liên quan đến hải quan nhập khẩu.

So sánh CIF và CIP

So sánh CIF và CIP

So sánh CIF và CIP

CIF (Incoterm 2020) CIP (Incoterm 2020)
Định nghĩa

Cost, Insurance, Freight

(Tiền hàng, Bảo hiểm, Cước phí)

Carriage and Insurance Paid To (Cước phí và Bảo hiểm trả tới)
Phương thức vận tải Vận tải đường biển và đường thủy nội địa Vận tải đa phương thức
Điểm chuyển giao rủi ro Khi hàng đã được bốc lên tàu thì mọi rủi ro người mua chịu trách nhiệm. Kể từ khi người bán giao hàng cho nhà cung cấp

+ Sân bay: Người bán chở hàng đến các kho của sân bay là hết trách nhiệm.

+ Cảng biển: Hàng đóng trong container, người bán chỉ cần chở tới các ICD do hãng tàu chỉ định là hết trách nhiệm. Trường hợp hàng không đóng trong container, sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/ cầu cảng tại cảng chính).

Người bán phải chở hàng đến cảng bốc, giao hàng lên tàu xong, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.

Bảo hiểm Bảo hiểm sẽ do người bán chịu đến khi hàng tới cảng đến Bảo hiểm sẽ do người bán chịu đến khi hàng tới nơi đến
Địa điểm giao hàng Cảng đến Nơi đến

Qua bài viết “CIF là gì? So sánh CIF và CIP”, bạn đã hiểu CIF là gì chưa? Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ Hotline hoặc comment để chúng tôi có thể kịp thời giải đáp.

CÔNG TY VẬN TẢI LÀO VIỆT

Địa chỉ tại Hà Nội: Đường Liên Ninh, KCN Ngọc Hồi, Liên Ninh, Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Địa chỉ tại TPHCM: Số 2A quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân. TP. HCM.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Số 14, Đường Phạm Duy Tốn, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Zalo/ĐT nhân viên báo giá: 0931277286 

Fanpage Facebook: Vận Tải Lào Việt


0946377386
Liên hệ