Fob là gì và các biến thể của Fob

Fob là gì và các biến thể của Fob

07/07/220

Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, việc trao đổi, mua bán giữa các nước khác nhau càng phổ biến. Tuy nhiên, không ít trong chúng ta vẫn chưa nắm rõ những quy định, chính sách quốc tế trong quá trình xuất/ nhập khẩu. Trong đó, FOB là một trong những điều kiện trong Incoterms, được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Hãy cùng tìm hiểu FOB là gì? Vì sao nhiều người lại chọn điều kiện này khi mua bán quốc tế.

FOB là gì?

FOB (Free on board) hay còn gọi là giao hàng lên tàu. Do đó điều kiện này chỉ sử dụng được khi giao hàng bằng đường biển hoặc vận tải đường thủy nội địa. Luật thương mại quốc tế (International commercial law) quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm, chi phí và điểm chuyển giao rủi ro của người bán và người mua trong quá trình giao hàng.

Trong FOB, người bán người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua chỉ khi hàng đã nằm an toàn trên boong tàu được chỉ định của người bán tại cảng bốc hàng. Rủi ro về mất mát, hư hỏng của lô hàng được chuyển giao cho người mua, và người mua sẽ chịu mọi trách nhiệm, chi phí tại thời điểm đó.

Fob là gì

Fob là gì

Cách tính giá FOB

Giá FOB là giá được tính tại cửa khẩu nơi xuất khẩu. Bao gồm các khoản chi phí:

  • Vận chuyển hàng ra cảng;
  • Xếp hàng hóa lên tàu;
  • Chi phí làm thủ tục xuất khẩu, thuế;
  • Các chi phí phát sinh khác trước khi lên tàu.

Điểm mới của FOB (Incoterms 2010) so với FOB (Incoterms 2000)

Ở phiên bản Incoterms 2000, điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa là khi hàng hóa đã được người bán chuyến qua lan can tàu. Mọi chi phí, rủi ro sau khi qua lan can tàu thì người mua sẽ chịu. Ta có thể hiểu người mua sẽ chịu chi phí xếp hàng ở boong, hầm tàu…

Từ phiên bản FOB Incoterms 2010 trở đi, điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa là khi hàng hóa đã được người bán nằm sẵn sàng trên tàu. Khi đó, người bán mới hết trách nhiệm của mình.

Các biến thể của FOB

  • FOB under tackcle (FOB dưới cần cẩu): Người bán chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa cho đến khi cần cẩu móc hàng để đưa hàng lên tàu. Vì vậy, ta có thể dễ dàng nhận ra biến thể này có thời điểm chuyển giao rủi ro sớm hơn so với điều kiện FOB thông thường.
  • FOB stowed (FOB xếp hàng) hoặc FOB trimmed (FOB san hàng): Người bán nhận thêm trách nhiệm xếp hàng hoặc san hàng trong khoang. Nếu hợp đồng không quy định gì khác thì rủi ro, tổn thất hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi việc xếp (san) hàng đã thực hiện xong. Mọi chi phí từ bốc hàng lên tàu đến xếp hàng, san hàng đều do người bán chịu. Biến thể FOB stowed or FOB trimmed có thời điểm chuyển giao rủi ro muộn hơn FOB thông thường.
  • FOB shipment to destination (FOB chở tới đích): Người bán nhận trách nhiệm thuê tàu giúp người mua chở hàng đến cảng quy định. Tuy trách nhiệm thuê tàu thuộc về người bán, nhưng người mua phải chịu trách nhiệm rủi ro và chi phí thuê tàu.
  • FOB liner terms (FOB tàu chợ): Theo điều kiện biến thể này, cước phí tàu chợ đã bao gồm chi phí bốc hàng và dỡ hàng. Vì thế người bán không có trách nhiệm phải trả chi phí bốc dỡ hàng hàng hóa.

So sánh FOB và CIF

FOB và CIF đều được sử dụng cho phương thức giao hàng bằng đường biển hoặc thủy nội địa. Tuy nhiên, 2 điều kiện này có 3 điểm khác biệt nổi bật mà bạn cần lưu ý:

FOB CIF
Bảo hiểm Người bán không có trách nhiệm phải mua bảo hiểm Người bán có trách nhiệm phải mua bảo hiểm hàng hóa
Thuê phương tiện vận tải Người mua chịu trách nhiệm thuê tàu vận chuyển Người bán chịu trách nhiệm thuê tàu vận chuyển
Điểm chuyển giao rủi ro Người mua chịu trách nhiệm rủi ro khi hàng đã được người bán xếp lên tàu tại địa điểm được chỉ định. Người mua chịu trách nhiệm khi hàng đã qua cảng dỡ hàng (cảng đến).
So sánh Fob và Cif

So sánh Fob và Cif

Đọc thêm: Incoterms 2020 có gì khác với Incoterms 2010?

Lời kết

Qua bài viết Fob là gì? Các biến thể của Fob chắc hẳn đã giúp bạn đọc hiểu một phần nào vấn đề Fob là gì, nắm được nên dùng Fob khi nào trong các hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa. Điều kiện FOB là điều kiện thông dụng trong giao dịch quốc tế. Hàng hóa được vận chuyển bằng Container thường sẽ không sử dụng điều kiện FOB. FCA sẽ được sử dụng để thay thế trong trường hợp này.

Bạn muốn tìm hiểu dịch vụ vận chuyển hàng quốc tế Việt Nam – Lào – Campuchia, hãy gọi đến Hotline để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc. Vận tải Việt Lào tự hào là đơn vị vận chuyển nhiều năm kinh nghiệm, có đội ngũ nhân viên am hiểu sâu trong lĩnh vực vận tải, cùng đội xe vận chuyển hiện đại an toàn, nhanh chóng. Công ty cam kết vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, giá cả cạnh tranh nhất.

CÔNG TY VẬN TẢI LÀO VIỆT 

Địa chỉ tại Hà Nội: Đường Liên Ninh, KCN Ngọc Hồi, Liên Ninh, Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Địa chỉ tại TPHCM: Số 2A quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hào B, Q. Bình Tân. TPHCM.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Lô 888, Đường Phạm Duy Tốn, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

Zalo/ĐT nhân viên báo giá: 0931277286 (Ms.Thanh)

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/vietlaologistics


0946377386
Liên hệ