Incoterms 2020 có gì khác với Incoterms 2010?

Incoterms 2020 có gì khác với Incoterms 2010?

11/06/220

Incoterns 2020 là phiên bản mới nhất do ICC phát hành. Hãy cùng Vận tải Việt Lào tìm hiểu Incoterms 2020 có gì khác với Incoterms 2010 nhé!

Incoterms là gì?

Incoterms 2020

Incoterms 2020

Incoterms (International commercial terms) là các điều khoản rất phổ biến và quen thuộc trong lĩnh vực trao đổi mua bán quốc tế, phiên bản mới nhất hiện nay là Incoterms 2020. Incoterms quy định trách nhiệm, điểm chuyển giao rủi ro của các bên một cách rõ ràng và cụ thể. Incoterms chỉ dẫn mọi quy trình liên quan, từ khi bắt đầu đặt hàng, đóng gói, dán nhãn lô hàng để vận chuyển hay chuẩn bị chứng từ xuất xứ ở cảng. Các quy tắc này hướng dẫn cụ thể các bên tham gia giao dịch xuất nhập khẩu hàng ngày dễ dàng trên toàn cầu.

Tổ chức nào xuất bản quy tắc Incoterms?

Quá trình hội nhập phát triển, các bên giao dịch đến từ khắp nơi trên thế giới. Từ đó, ở mỗi khu vực đã dần hình thành những tập quán thương mại. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, quốc gia khác nhau lại có những tập quán thương mại khác nhau. Vì vậy, khi quá trình giao dịch diễn ra ở hai nơi như vậy, có rất nhiều bất cập, khó khăn nảy sinh ra. Dẫn đến các vụ tranh chấp, kiện tụng xuất hiện, gây thiệt hại kinh tế và thời gian của các doanh nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, ICC (International Chamber of Commerce) – Phòng Thương mại quốc tế đã xuất bản một số quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại (Incoterms). Qua 8 lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và mới nhất là năm 2020, Incoterms 2020 đã dần hoàn thiện và phù hợp hơn với thực tiễn thương mại hiện nay.

Incoterms 2020 có gì mới so với Incoterms 2010?

Nhắc đến các quy tắc Incoterms, phiên bản 2010 đã quá quen thuộc với những người là kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hiện nay, Incoterms 2020 vừa được phát hành và có hiệu lực vào ngày 01/01/2020. Hãy cùng so sánh điểm khác biệt giữa 2 phiên bản để áp dụng phù hợp trong thương mại quốc tế.

Điều kiện DAT thành DPU

Trong phiên bản Incoterms 2020, điều kiện DAT sẽ được thay thế bởi DPU.

DAT (Deliveried at Terminal) được sử dụng trong trường hợp người bán vận chuyển và đặt hàng hóa tại một bến được chỉ định thuộc nơi đến thì kết thúc nghĩa vụ giao hàng. Địa điểm này đã được người bán và người mua quyết định trước đó.  Bến có thể là bất kì địa điểm nào, kể cả có mái che hay không. Những bến thường được chỉ định như cầu cảng, bãi Container, nhà ga đường sắt, sân bay, nhà kho,….

DPU (Deliveried at Place Unloaded) là điều kiện người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán vận chuyển hàng đến nơi được chỉ định và đã dỡ hàng hóa xuống khỏi phương tiện vận tải. Lúc này, trách nhiệm của người bán mới được chuyển giao sang người mua.

Incoterms 2020 có gì khác với Incoterm 2010?

DPU là gì

Về cơ bản, DPU không có gì thay đổi so với DAT, người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến nơi chỉ định và dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải. Tuy nhiên, DPU mở rộng về địa điểm giao hàng hơn so với DAT. Nhược điểm của DAT là giao hàng tại bến, tại nơi có mái che kể cả không có mái che. Vì vậy, khi gặp thời tiết xấu (mưa, nắng gắt, gió mạnh,…), hàng hóa sẽ dễ bị ảnh hưởng, hư hỏng khi người mua không kịp lấy hàng. Điều kiện DPU ra đời nhằm khắc phục nhược điểm đó, hạn chế rủi ro cho người mua và gia tăng trách nhiệm của người bán hơn.

Thay đổi trách nghiệm và nghĩa vụ trong điều kiện CIP/CIF

Ở phiên bản Incoterms 2020, các điều kiện CIP/ CIF quy định trách nhiệm của người bán phải mua bảo hiểm ở mức tối đa (mức A) thay vì có thể mua ở mức tối thiểu (mức C) như trước. Và điều đó có nghĩa rằng quyền lợi của người mua sẽ được tăng lên đồng nghĩa người bán phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để mua bảo hiểm.

Đọc thêm: Điều kiện CIF

Mở rộng điều kiện FCA

FCA (Free Carrier) là điều kiện rất phổ biến được dùng trong vận tải đa phương thức. Điều kiện này quy định người bán giao hàng cho người chuyên chở tại cơ sỏ của người bản hoặc địa điểm hai bên đã thương lượng. Người bán hết trách nhiệm khi hàng hóa đã giao lên phương tiện vận chuyển do người mua thuê.

Incoterms 2020

FCA là gì

FCA đã được chia thành 2 điều kiện nhỏ hơn trong phiên bản Incoterms 2020. Là FCA cho phương thức vận chuyển bằng đường biển và FCA cho phương thức vận chuyển bằng đường bộ.

Bên cạnh đó, khi địa điểm giao hàng thỏa thuận là cơ sở người bán, bãi Container…, không phải “On Board” như FOB, nhưng người mua có quyền yêu cầu người chuyên chở cấp giấy chứng từ vận tải hàng đã bốc lên tàu.

Đọc thêm: CPT là gì? Những điều cần biết

Kết luận

Hi vọng những thông tin bên trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Incoterm, đặc biệt điểm mới của Incoterms 2020 so với phiên bản 2010. Việc thay đổi, bổ sung những quy định trong Incoterms 2020 là cần thiết trong thời đại toàn cầu hóa hội nhập, lĩnh vực Logistics phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Việc điều chỉnh Incoterms thường xuyên sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia trong quá trình giao dịch hàng hóa.

Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng đi Lào, Campuchia, hay còn vướng mắc về thủ tục hải quan, hãy liên hệ tới số hotline của Vận tải Việt Lào: 093 1277 286 để được tư vấn miễn phí.

CÔNG TY VẬN TẢI LÀO VIỆT 

Địa chỉ tại Hà Nội: Đường Liên Ninh, KCN Ngọc Hồi, Liên Ninh, Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Địa chỉ tại TPHCM: Số 2A quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hào B, Q. Bình Tân. TPHCM.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Lô 888, Đường Phạm Duy Tốn, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

Zalo/ĐT nhân viên báo giá: 0931 277 286 (Ms.Yến)

Fanpage Facebook: Vận Tải Lào Việt


0946377386
Liên hệ