Thủ tục hải quan là gì? Quy trình làm thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là gì? Quy trình làm thủ tục hải quan

08/07/220

Khi bạn muốn vận chuyển hàng hóa đi qua các nước bên ngoài hoặc vận chuyển về nước, bạn đều phải làm thủ tục hải quan. Vậy thủ tục hải quan là gì? Làm ở đâu? Quy trình như thế nào?…và vô số câu hỏi liên quan khác. Đây đều là những vấn đề những đơn vị kinh doanh xuất/ nhập khẩu luôn muốn tìm hiểu. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu được những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan.

Thủ tục hải quan là gì

Thủ tục hải quan (Thuật ngữ trong Tiếng Anh là Customs Procedure) là thủ tục bắt buộc đối với hàng hóa/ phương tiện vận tải muốn được nhập khẩu vào một quốc gia hay xuất khẩu qua một quốc gia khác. Ở mỗi nước khác nhau sẽ có những quy định khác nhau theo pháp luật của nước sở tại quy định, nhằm kiểm soát việc xuất/nhập khẩu hàng hóa.

Thế kỉ 21, thế kỉ của khoa học công nghệ, mọi thứ đều được tiến hành chuyển đổi số, số hóa. Kể từ năm 2005, Chính phủ bắt đầu thử nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Kể từ đó cho đến nay, hình thức này đã được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất/ nhập khẩu. Rất nhiều doanh nghiệp đón nhận và sử dụng hình thức này vì sự thuận tiện và nhanh chóng của nó.

Chúng ta có thể hiểu khái quát rằng: Thủ tục hải quan điện tử chính là hình thức các bên thực hiện các hoạt động khai báo, tiếp nhận, xử lý, trao đổi các thông tin liên quan đến vấn đề thủ tục hải quan theo quy định của Pháp luật thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan do Tổng cục hải quan quản lý.

Thủ tục hải quan tại cửa khẩu Bờ Y

Thủ tục hải quan tại cửa khẩu Bờ Y

Thực hiện thủ tục hải quan để làm gì

Các hàng hóa, phương tiện vận tải khi muốn xuất/ nhập khẩu phải bắt buộc làm các giấy tở thủ tục hải quan. Tại sao lại cần thực hiện thủ tục hải quan? Thủ tục hải quan để làm gì? Có cần thết không? Đây là những thắc mắc thường được đặt ra. Dưới đây sẽ là 2 mục đích chính của thủ tục hải quan.

Mục đích đầu tiên cũng là lý do quan trọng nhất buộc các doanh nghiệp phải làm khi xuất/ nhập khẩu hàng hóa chính là Nhà nước muốn kiểm tra hàng hóa đó có trong danh mục cấm do Pháp luật Việt Nam quy định hay không. Liệu những hàng hóa này có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng không? Hay là những hàng hóa này kém chất lượng, không an toàn, hàng nhái, hàng giả?

Tiếp theo, nhằm đóng góp nguồn ngân sách lớn cho Nhà nước. Khi thực hiện thủ tục, Nhà nước sẽ tính và thu thuế hàng hóa.

Tính chất cơ bản của thủ tục hải quan

Theo Giáo trình Hải quan cơ bản, NXB Tài chính, Thủ tục hải quan có một số tính chất cơ bản sau:

  • Tính bắt buộc: Thủ tục này mang tính thủ tục hành chính pháp lý, do nhà nước ban hành và thực hiện dựa trên các văn bản pháp luật, và đại diện ở đây chính là cơ quan hải quan, nên thủ tục hải quan mang tính bắt buộc.
  • Tính trình tự và liên tục: Khi làm thủ tục hải quan phải theo một trình tự thống nhất và liên tục. Bắt đầu từ bước nào, bước tiếp theo là gì? Đều được thực hiện theo trình tự nhất định để đảm bảo sự liên tục, nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện cho quá trình thông quan được diễn ra nhịp nhàng và thuận lợi.
  • Tính thống nhất: Mọi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trên cả nước, cùng được các cấp, các ngành đồng loạt thực hiện. Chính vì thế, các quy định về bộ hồ sơ chứng từ hải quan phải thống nhất ở các nơi trong cả nước.
  • Tính công khai, minh bạch: Là một thủ tục hành chính, điều bắt buộc phải công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Các thông tin, quy định về thủ tục hải quan được đăng tải một cách công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng mà mọi người đều có thể tìm hiểu.

Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu

  1. Khai báo giấy tờ hải quan

Trước tiến hành nhập khẩu hàng hóa vào trong nước, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ hải quan và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

  • Tờ khai hải quan gồm có 2 bản chính. Khách hàng có thể khai báo hải quan điện tử để tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Chú ý tờ khai chỉ có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai báo.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Vận đơn.

Tùy theo các trường hợp khác nhau, đơn vị nhập khẩu cần bổ sung những chứng từ khác theo yêu cầu.

  1. Xuất trình hàng hóa

Sau khi hoàn thành xong bước khai báo, đơn vị nhập khẩu sẽ nhận kết quả phân luồng từ hệ thống khi hàng hóa đến cửa khẩu.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay, khi làm thủ thục nhập khẩu cho hàng hóa sẽ được chia theo 3 luồng theo thứ tự từ dễ đến khó: Luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Việc phân luồng này được thực hiện tự động dựa theo chương trình quản lý rủi ro của hải quan.

Luồng xanh: là mức độ kiểm tra dễ nhất; miễn kiểm tra hồ sơ và hàng hóa thực tế.

Luồng vàng: kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra hàng hóa thực tế.

Luồng đỏ: đây là mức độ kiểm tra cao nhất, gây tốn kém thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Kiểm tra cả hồ sơ và hàng hóa thực tế theo các mức : toàn bộ, 10% và 5% lô hàng.

  1. Thực hiện theo các quyết định của hải quan

Cuối cùng, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan hải quan theo quy định. Khi có thủ tục thông quan, doanh nghiệp chuyển hàng về cơ sở của mình.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề làm thủ tục hải quan cần chúng tôi hỗ trợ, hãy liên hệ đến số Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

CÔNG TY VẬN TẢI LÀO VIỆT 

Địa chỉ tại Hà Nội: Đường Liên Ninh, KCN Ngọc Hồi, Liên Ninh, Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Địa chỉ tại TPHCM: Số 2A quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hào B, Q. Bình Tân. TPHCM.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Lô 888, Đường Phạm Duy Tốn, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

Zalo/ĐT nhân viên báo giá: 0931277286 

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/vietlaologistics


0946377386
Liên hệ