L/C là gì? 10 loại L/C thường gặp

L/C là gì? 10 loại L/C thường gặp

28/07/220

L/C là một chứng từ vô cùng quan trọng trong quá trình thanh toán quốc tế? Vậy thực chất L/C là gì? Nội dung L/C có những mục gì? Có những loại L/C nào trong thanh toán tín dụng chứng từ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé !

L/C là gì?

L/C là gì? L/C (Letter of credit) được hiểu nôm na sang Tiếng Việt có nghĩa là Thư tín dụng chứng từ. Đây là loại thư được lập ra bởi Ngân hàng phát hành, do sự yêu cầu bên phía nhà nhập khẩu (bên mua), nhằm cam kết với nhà xuất khẩu (bên bán) sẽ thanh toán tiền trong thời gian qui định khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ phù hợp với nội dung trong L/C.

L/C là gì?

L/C là gì?

Tính chất của L/C là gì

L/C là chứng từ pháp lí quan trọng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. L/C được vận hành dựa trên 2 tính chất:

  • Tính độc lập: L/C được phát hành dựa trên hợp đồng mua bán (Sale Contract), nhà nhập khẩu sử dụng nội dung và các yêu cầu trong hợp đồng để yêu cầu ngân hàng phát hành L/C. Tuy nhiên, sau khi L/C được phát hành, nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Ngân hàng phát hành chỉ thu tiền dựa trên L/C.
  • Tính phù hợp: Ngân hàng chỉ tiến hành thanh toán khi chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C. Ngân hàng sẽ kiểm tra chứng từ được xuất trình bởi nhà nhập khẩu rất chặt chẽ (cẩn thận từng từ một) để đảm bảo rằng sẽ không có bất kì sự khác nhau nào.

Tham khảo tình huống dưới đây và nêu suy nghĩ của bạn dưới mục comment nhé!

 Tập đoàn Milton (USA) mua cà phê từ Việt Nam. Milton yêu cầu ngân hàng ở Mỹ phát hành L/C. Một trong những chứng từ được yêu cầu là Chứng nhận Chất lượng (Certificate of Quality) được phát hành bởi các cơ quan có thẩm quyền. Quá trình vận chuyển được hoàn thành và ngân hàng phát hành tiến hành thanh toán cho phía nhà xuất khẩu. Khi hàng hóa cập cảng đến, cà phê được phát hiện không đảm bảo chất lượng.

Chứng nhận Chất lượng được phát hành bởi chuyên gia, cơ quan có thẩm quyền. Nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán. Ngân hàng phát hành sẽ tiến hành như thế nào trong trường hợp này ?

Nội dung của L/C

  • Ngân hàng phát hành;
  • Số L/C, địa điểm và thời gian phát hành L/C;
  • Loại L/C;
  • Tên, địa điểm cùng thông tin liên hệ của nhà xuất khẩu và nhập khẩu;
  • Số lượng;
  • Ngày hết hạn, ngày thanh toán, ngày giao hàng;
  • Mô tả hàng hóa;
  • Điều kiện chuyển tải và giao hàng;
  • Chứng từ được yêu cầu kèm theo;
  • Cam kết của ngân hàng phát hành;
  • Các điều kiện đặc biệt khác;
  • Chữ kí của ngân hàng phát hành.

Đọc thêm: Logistics là gì? Phân loại Logistics

Các loại L/C

L/C là gì - Các loại L/C

L/C là gì – Các loại L/C

L/C có thể hủy ngang

Được ngân hàng phát hành có thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất kì lúc nào mà không thông báo với bên thụ hưởng. Loại L/C này không được sử dụng phổ biến, vì nó không cam kết việc thanh toán.

L/C không thể hủy ngang

Sau khi ngân hàng phát hành và thông báo cho phía xuất khẩu, thì ngân hàng không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong suốt giai đoạn có hiệu lực trừ khi có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan. Hình thức này được cam kết bởi ngân hàng phát hành đối với nhà thụ hưởng. L/C không thể hủy ngang là loại được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế bởi vì sự cam kết đối với quyền lợi của nhà xuất khẩu.

L/C không thể hủy ngang có xác nhận

Đây là loại L/C không thể hủy ngang với sự xác nhận của ngân hàng có uy tín cao hơn để thanh toán cho bên thụ hưởng. Khi nhà xuất khẩu không tin tưởng khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành, nó yêu cầu ngân hàng khác để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành. Ngân hàng này được gọi là ngân hàng xác nhận. Khi ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán, ngân hàng xác nhận phải thanh toán tiền.

L/C không thể hủy ngang và không được truy đòi hoàn tiền

Với loại L/C này, ngân hàng phát hành sau khi thanh toán cho nhà xuất khẩu, không có quyền yêu cầu hoàn tiền từ nhà xuất khẩu trong bất kì trường hợp nào. Nhà xuất khẩu phải đề cập đến cụm từ “không được truy đòi hoàn tiền” trong bản thảo và L/C. Hình thức này được sử dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế.

L/C chuyển nhượng

Đây là L/C không thể hủy ngang. Bên thụ hưởng đầu tiên có quyền chuyển một phần hay tổng toàn bộ L/C đến một hay nhiều bên khác. Tuy nhiên, L/C chỉ có giá trị trong một lần chuyển nhượng. Chi phí chuyển nhượng phát sinh sẽ do bên thụ hưởng đầu tiên chi trả.

L/C giáp lưng

Loại này được phát hành dựa trên một L/C khác. Nhà xuất khẩu, sau khi nhận L/C chính từ phía nhập khẩu, sẽ yêu cầu đến ngân hàng để phát hành loại L/C khác dựa trên L/C chính. L/C sau đó được gọi là L/C giáp lưng. Hình thức L/C này thường được sử dụng khi giao dịch giữa bên mua và bên bán có sự tham gia của bên trung gian.

L/C tuần hoàn

Là loại L/C không thể hủy ngang. Khi L/C hết hạn, thì nó sẽ tự động có hiệu lực trở lại. L/C sẽ hết hạn khi hợp đồng kết thúc. Nó được sử dụng trong trường hợp người mua và người bán có giao dịch mua bán thường xuyên và không có sự thay đổi giữa người phát hành và người thụ hưởng.

L/C dự phòng

L/C này dùng để ràng buộc các bên. Khi bên nào không hoàn thành nhiệm vụ thì bên kia sẽ nhận được thụ hưởng. Trong trường hợp người bán không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì người mua sẽ được thụ hưởng L/C này (2-15% giá trị L/C). L/C dự phòng được sử dụng để ràng buộc trách nhiệm của người bán trong quá trình vận chuyển.

L/C đối kháng

L/C có giá trị khi L/C khác được phát hành. Khi nhà xuất khẩu nhận được L/C từ nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phát hành L/C khác đến nhà nhập khẩu. Hình thức này được sử dụng thường xuyên trong giao dịch mua bán đối lưu.

L/C điều kiện đỏ

Đây là ủy quyền của ngân hàng phát hành đối với ngân hàng chiết khấu để trả trước một khoản cho bên thị hưởng nhằm mục đích hỗ trợ phía xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Với loại này, phía nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu những khoản tiền đặc biệt trước khi vận chuyển hàng hóa.

Và một số loại L/C đặc biệt khác.

Qua bài viết “L/C là gì? 10 loại L/C phổ biến”, bạn đã hiểu L/C là gì chưa? Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ Hotline hoặc comment để chúng tôi có thể kịp thời giải đáp.

CÔNG TY VẬN TẢI LÀO VIỆT 

Địa chỉ tại Hà Nội: Đường Liên Ninh, KCN Ngọc Hồi, Liên Ninh, Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Địa chỉ tại TPHCM: Số 2A quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hào B, Q. Bình Tân. TPHCM.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Lô 888, Đường Phạm Duy Tốn, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

Zalo/ĐT nhân viên báo giá: 0931277286 

Fanpage Facebook: Vận Tải Lào Việt


0946377386
Liên hệ